KỲ VỌNG GIÁ CAO SU TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TRONG NĂM 2015

KỲ VỌNG GIÁ CAO SU TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TRONG NĂM 2015
Ngày đăng: 20/11/2020 05:49 PM

    Giá dầu thô giảm là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng quan trọng đến việc rớt giá của cao su tự nhiên. Tuy nhiên, giá dầu thấp cũng sẽ thúc đẩy ngành săm lốp tăng trưởng và làm tăng nhu cầu tiêu thụ cao su, bao gồm cả cao su thiên nhiên.

    Giá cao su sẽ sớm phục hồi

    Giá cao su dự báo sẽ hồi phục cuối năm 2015

    Trong tình hình giá dầu thô tụt dốc thời gian qua, cơ quan thông tin kinh tế Economist Intelligence Unit (EIU) đã đưa ra những dự đoán về sự phục hồi và tăng trưởng của cao su tự nhiên vào giai đoạn gần cuối năm 2015. Bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác của thị trường ảnh hưởng lớn đến giá cao su nội địa. Hầu hết người nông dân trồng cao su ở châu Á đều mong muốn thấy được chuyển biến tích cực của thị trường cao su trong năm.

    Nguyên nhân giá cao su giảm

    Nói về xuất khẩu cao su của các nước trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là nước đứng thứ  4 nhưng lại không ảnh hưởng gì đến giá cả tăng hay giảm cảu cao su.

    Xét về thực tế trong nước thì giá bán cao su tấm tại Việt Nam lúc nào cũng thấp so với các nước khác. Sở dĩ có điều nghịch lí này vì Trung Quốc là thị trường rộng lớn tiêu thụ cao su nhiều nhất nên Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc. Vấn đề giá cao su Việt Nam bị ép là một điều hết sức bình thường trong thị trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay.

    Giải pháp đặt ra là tại sao Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nguyên liệu cao su thô, chất lượng với giá mềm. Khi Trung Quốc bán cao su qua xử lí cho Việt Nam thì giá cao ngất ngưỡng. Vậy điều đáng nói ở đây là gì? Phải chăng là Việt Nam nên đầu tư các nhà máy chế biến cao su để hạn chế xuất đi rẻ nhập về cao. Khi đó với sản phẩm cao su chất lượng Việt Nam có thể tự tin xuất khẩu bất cứ nước nào mà không nhất thiết là Trung Quốc. Mở rộng thị trường cao su ra ngoài quốc tế, nâng cao tầm ảnh hưởng. Vấn đề tăng giá và hạ giả do ta làm chủ.